Danh mục sản phẩm
Hotline: 0906 960 800 Email:

Huyết Áp Thấp Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nguy Hại

Mặc dù nhiều người cho rằng chỉ huyết áp cao mới dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nhưng trên thực tế huyết áp thấp cũng là nguyên nhân nguy hiểm không kém.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch, được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg.

Huyết áp thấp có mức độ nguy hiểm không kém huyết áp cao

Bệnh huyết áp thấp chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý huyết áp bệnh lý.

Triệu chứng nhận biết hạ huyết áp

Nhiều người lầm tưởng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Nhưng thực tế, bệnh huyết áp thấp để lại những triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng như:
  • Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt: Xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột ví dụ như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, hoặc khi vừa ngủ dậy. 
  • Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng: Khi não làm việc căng thẳng và hoạt động thể lực nặng thì cơn đau đầu càng tăng lên. 
  • Ngất: Khi huyết áp hạ quá mức nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng ngất, nếu không can thiệp kịp thời có thể rơi vào cơn ngất đột ngột và gây ra những chấn thương nghiêm trọng khác.
  • Da lạnh và nhợt nhạt: Khi huyết áp thấp chân tay thường tê cóng và lạnh do cơ thể không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da làm giảm thân nhiệt.
  • Mờ mắt: Bệnh huyết áp thấp sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực giảm. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như đang di chuyển trên đường.
  • Buồn nôn: Có cảm giác buồn nôn, lợm giọng.
  • Nhịp tim nhanh, thở nhanh, nông: Huyết áp xuống thấp dẫn tới cơ thể thiếu oxy, khiến cho tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù phần thiếu hụt gây ra tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh

Nguyên nhân gây hạ huyết áp

Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ giảm huyết áp do tác dụng phụ như:

Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây huyết áp thấp

  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson.
  • Sử dụng thuốc chẹn beta hay alpha.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Ảnh hưởng của thuốc gây tê sau phẫu thuật.
Một số nguyên nhân khác như: 
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Chế độ ăn uống bị rối loạn, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Tiêu chảy nặng, buồn nôn, nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nhiều nước, mất cân bằng chất điện giải gây giảm huyết áp.
  • Bị đái tháo đường.
  • Uống nhiều bia hay rượu.
  • Bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
  • Thay đổi tư thế đột ngột.

Huyết áp thấp có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?

Huyết áp giảm đột ngột có thể nguy hiểm đến tính mạng.
 
Chẳng hạn, sự thay đổi chỉ 20 mmHg - giảm từ 110 mmHg tâm thu xuống 90 mmHg tâm thu - có thể gây chóng mặt và ngất xỉu khi não không nhận được lượng máu cung cấp đầy đủ. Và những vết thương do chảy máu không kiểm soát được, những tình trạng có sự mất nước nhanh và nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn; tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc phản ứng dị ứng, có thể đe dọa đến tính mạng.

Đối tượng dễ có nguy cơ hạ huyết áp

Những đối tượng dễ mắc bệnh huyết áp thấp như:
  • Phụ nữ có thai:Trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm 5-10 mmHg, và huyết áp tâm trương giảm mạnh từ 10-15 mmHg. Tuy nhiên, điều này lại hết sức bình thường đối với phụ nữ mang thai vì sau đó huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con.
  • Người bị các vấn đề về tim: Một số bệnh nhân bị tim mạch có thể dẫn đến bệnh huyết áp thấp bao gồm nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, đau tim và suy tim. Các điều kiện này có thể gây hạ huyết áp, vì ngăn chặn cơ thể có thể lưu thông máu đủ.
  • Người mắc các bệnh về nội tiết: Đó là những người có tuyến giáp kém, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 hiện tượng này có thể gây hạ huyết áp. Ngoài ra, một số người bị suy thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp, bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.
  • Người bị mất nước: Khi cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể yếu, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập luyện vất vả tất cả có thể dẫn đến mất nước.
  • Người bị mất máu: Mất máu do ảnh hưởng của vết thương lớn hoặc chảy máu nội bộ làm giảm lượng máu trong cơ thể, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
  • Người bị nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng trong cơ thể có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn huyết nếu nhiễm trùng đi vào máu, từ đó có thể đe dọa mạng sống, tình trạng huyết áp giảm được gọi là sốc nhiễm khuẩn
  • Người bị dị ứng trầm trọng hay còn gọi là shock phản vệ: Shock phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và có thể gây khó thở,
  • Người bị thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống: Tình trạng thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu. Đây là khi cơ thể không sản xuất đủ các tế bào máu đỏ và gây ra hạ huyết áp.
  • Người phải sử dụng thuốc điều trị gây huyết áp thấp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu (thuốc nước), alpha blockers, Beta blockers, thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng), Sildenafil (Viagra), đặc biệt kết hợp với một thuốc tim, nitroglycerin.

Huyết áp thấp ở người trẻ

Theo nhiều chuyên gia y tế, hầu hết người trẻ bị huyết áp thấp là do mất nước kéo dài, các vấn đề nội tiết tố, thói quen ăn uống kém, sụt cân nghiêm trọng và thiếu ngủ.
 
Nhiều yếu tố có thể gây ra huyết áp thấp ở người trẻ như: Mắc các vấn đề tim mạch; Rối loạn nội tiết tố; Nhiễm trùng; Sử dụng một số loại thuốc; Mất máu; Bệnh tiêu chảy; Vấn đề về thận; Mất nước; Mang thai; Vấn đề về gan; Béo phì; Chế độ ăn không khoa học; Căng thẳng, stress; Mất ngủ, thiếu ngủ…
 

Hạ huyết áp ở người già

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người già bị huyết áp thấp trong đó phải nói đến điều đầu tiên là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng, ít vận động tập thể dục mỗi ngày. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như người già thường nằm lâu một chỗ, mất nước hoặc không cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, mất ngủ, hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, suy tim, sử dụng quá nhiều thuốc tây y trị bệnh.

Huyết áp thấp gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với người cao tuổi

Hầu hết người cao tuổi bị tăng huyết áp nhưng có một tỷ lệ nhất định lại bị bệnh huyết áp thấp nên bệnh hạ huyết áp rất dễ bỏ qua. Huyết áp thấp cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm không khác gì với bệnh tăng huyết áp, vì vậy cần hết sức cảnh giác. 
 

Điều trị và phòng ngừa huyết áp thấp tại nhà như thế nào?

Dưới đây là một số cách điều trị và phòng ngừa huyết áp thấp có thể áp dụng tại nhà:
 

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Lối sống lành mạnh cải thiện và phòng ngừa hạ huyết áp

  • Chế độ ăn uống giảm chất béo đề phòng việc thừa cân, tim mạch, tiểu đường. 
  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung thêm muối vào bữa ăn. 
  • Ngưng hoặc hạn chế dần sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá. 
  • Tập thể dục đều đặn 
  • Làm việc vừa sức không nên lao động nặng quá sức, thức khuya.

Cẩn thận trong di chuyển

Di chuyển chậm khi muốn thay đổi vị trí cơ thể. Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt đau đầu khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy thì cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng dậy thật nhẹ nhàng. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng hãy thở sâu trong vòng vai phút, sau đó ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. 
 
Nếu triệu chứng hạ huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi đứng thẳng, nên đứng thẳng người và hít thở đều hoặc đặt một chân lên cao. Sau đó nghiêng người về phía trước hết sức chậm rãi. Động tác này có tác dụng kích thích máu chảy từ chân ngược về tim. 

Đo huyết áp thường xuyên

Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà giúp chúng ta nắm được tình trạng sức khỏe của mình từ đó có biện pháp phòng ngừa và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 
 
Mong rằng bài viết bệnh Hạ Huyết Áp của medishop.com giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về bệnh để bảo vệ tốt hơn sức khỏe của bản thân và gia đình.
Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Huyết Áp Thấp Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nguy Hại

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat