Danh mục sản phẩm
Hotline: 0906 960 800 Email:

Không Muốn Viêm Xoang Nặng Thêm Tránh Ngay Những Thực Phẩm Này

Viêm xoang là một trong một số căn bệnh gây ra rất nhiều trở ngại, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Dinh dưỡng ảnh hưởng khá nhiều đến việc điều trị phải viêm xoang kiêng gì và phải ăn gì nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh.

Viêm xoang mũi không nên ăn gì- Thực phẩm dễ gây dị ứng

Đối với bệnh nhân viêm mũi xoang, thực phẩm có thể là tác nhân gây bệnh và cũng có thể là giải pháp giúp hạn chế tái phát bệnh. Trong quá trình điều trị viêm xoang mũi, nếu biết kết hợp một cách khoa học giữa việc dùng thuốc và dinh dưỡng thì bệnh nhân sẽ đẩy lùi được căn bệnh này, nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

Nguời bệnh viêm xoang mũi nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm cay nóng

Không nên sử dụng thực phẩm cay nóng khi bị viêm xoang

Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu,... có thể khiến bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ngứa mũi, hắt xì liên tục. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng dễ khiến axit dạ dày trào lên trên cổ, gây ảnh hưởng xấu tới tai - mũi - họng. Vì vậy, bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm này.

Thực phẩm chứa chất kích thích

Người bệnh nên ngưng sử dụng các thực phẩm có chất kích thích trong quá trình bị viêm xoang

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga, cà phê,… không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân viêm xoang. Các nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm này có khả năng dẫn tới hiện tượng trào ngược dạ dày. Nếu dùng lâu dài sẽ gây ra kích ứng cổ họng, đau rát mũi, sưng tấy ở niêm mạc mũi.

Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh

Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính lạnh hoặc dễ gây dị ứng như tôm, cua, ốc, mực, hải sâm,... vì có thể khiến triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Thịt mỡ cũng có thể làm cổ họng của người bệnh khó chịu. Thịt gà thuộc tính phong lạnh, có thể làm tăng tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên uống nước lạnh, kem, đá lạnh,... vì chúng sẽ kích thích các cơn hắt xì liên tục, kích thích các cơn co thắt phế quản, gây ho và tăng tiết chất nhầy đường hô hấp.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng chất nhầy trong mũi, gây tắc mũi. Hiện tượng ẩm ướt, tắc mũi gây cản trở lưu thông khí trong các rãnh xoang, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, làm viêm mũi dị ứng trở nên nặng hơn.

Chất phụ gia

Hạn chế sử dụng các chất phụ gia 

Một số chất phụ gia thực phẩm nhân tạo có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng. Các chất phụ gia có trong chất bảo quản, hương liệu và chất tạo màu nhân tạo. Những chất phụ gia thường gặp làm bệnh viêm mũi dị ứng nặng hơn gồm: Mì chính, Benzaldehyde, FD & C nhuộm màu vàng số 5,...

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Người bệnh viêm mũi dị ứng cũng nên hạn chế ăn lê, dưa hấu hay các loại hạt vì chúng có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng phát tác. Thịt bò chứa hàm lượng protein cao nhưng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng. 

Nhộng tằm, nấm, côn trùng, đào, lạc hay cần tây,... cũng là tác nhân dễ gây dị ứng nên bệnh nhân cần tránh ăn các loại thực phẩm này nếu không muốn bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

Tham khảo thêm một số bài viết đang được quan tâm:

Chăm sóc sức khoẻ đúng cách giảm ngay triệu chứng viêm xoang, phòng ngừa tái phát

Viêm xoang mũi là một bệnh lý thuộc hệ hô hấp có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này gây ra rất nhiều sự khó chịu và mệt mỏi làm ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như công việc đang thực hiện. Ở mức độ nguy hiểm hoặc nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời, căn bệnh viêm xoang mũi có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe người mắc phải.
 
Để phòng ngừa và hạn chế tối đa các triệu chứng tái phát của bệnh, chúng ta phải biết chăm sóc sức khỏe đúng cách. Dưới đây là một số cách thức phổ biến nhưng không kém phần hiệu quả: 

Vệ sinh xoang mũi

Để làm sạch và rửa mũi viêm xoang có tác dụng, mang lại hiệu quả, cần có vật dụng, dung dịch rửa đầy đủ và thực hiện đúng cách. 
 

Vệ sinh xoang mũi giúp hạn chế tình trạng viêm xoang

Cách làm:

  1. Có thể sử dụng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý NaCl 0,9% để rửa;
  2. Vật dụng rửa mũi có thể là 1 bơm tiêm tròn hoặc 1 bình có vòi chuyên dùng để vệ sinh mũi;
  3. Khi rửa mũi xoang cần nghiêng người về phía bồn rửa một góc khoảng 45 độ, nghiêng đầu để nước muối có thể chảy từ mũi này sang mũi kia và xuống bồn rửa;
  4. Đặt vòi của bình hoặc ống tiêm, hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi. Từ từ xịt hoặc nhỏ nước muối vào mũi, trong khi thực hiện thao tác này phải mở miệng để thở, không được thở bằng mũi;
  5. Khi nước muối đi vào từ mũi bên này sẽ chảy sang mũi bên kia và ra ngoài, nước muối có thể chảy vào trong miệng nhưng sẽ không ảnh hưởng. Do đó, phải lưu ý thở bằng miệng khi thực hiện rửa mũi xoang;
  6. Sau khi nước muối từ mũi chảy ra ngoài, nên làm sạch lại mũi bằng cách xì mũi nhẹ. Thực hiện tương tự với mũi bên kia. Sau khi rửa cả 2 bên mũi, vệ sinh dụng cụ xịt, rửa mũi và lau sạch, để nơi khô ráo, sạch sẽ.

Lưu ý khi vệ sinh xoang mũi:

  • Dung dịch nước muối phải có lượng muối vừa phải, trước khi xịt mũi nên làm ấm dung dịch xịt, tránh để nước quá lạnh;
  • Khi thực hiện thao tác rửa mũi xoang thì cần chú ý không ngả đầu ra phía sau;
  • Nên rửa mũi một lần mỗi ngày để giúp làm giảm chất nhầy trong mũi, giảm tình trạng chảy nước mũi và làm sạch vi khuẩn. Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, chỉ cần thực hiện rửa mũi khoảng 3 lần một tuần, tránh rửa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc mũi;
  • Rửa mũi viêm xoang giúp làm giảm các triệu chứng, cũng phù hợp với những người bị viêm mũi dị ứng, cảm cúm. Tuy nhiên, không nên áp dụng rửa mũi đối với người bị viêm tai giữa bởi có thể gây khó thở.

Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng 

Người bệnh cần xây dựng có chế độ dinh dưỡng đầy đủ tăng sức đề kháng, phòng ngừa các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Bổ sung vitamin, ăn rau xanh (cải bó xôi), trái cây (bưởi, cam, bí đỏ…): Làm loãng dịch nhầy mủ, tăng sức đề kháng cơ thể và chống lại viêm nhiễm.
  • Đảm bảo thực phẩm chứa nhiều chất đạm: thịt, cá…
  • Uống nhiều nước ấm: Nước làm loãng dịch nhày giúp tống đờm ra dễ dàng hơn.
  • Uống trà có gừng, xả: Các loại gia vị này được ví như kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, giảm các triệu chứng xoang và bệnh về đường hô hấp.

Tập thể dục đều đặn

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số phương pháp tập luyện cũng có tác dụng tốt đối với những trường hợp mắc xoang. 

Một số động tác yoga dành cho người bị viêm xoang

Tư thế ngẩng mặt

  1. Nằm sấp thẳng.
  2. Co 10 ngón chân.
  3. Hai bàn chân cách nhau 60 cm.
  4. Hít vào, đẩy thẳng hai cánh tay lên. 
  5. Uốn cong lưng, ngửa đầu ra sau càng xa càng tốt.

Tư thế úp mặt 

  1. Thở ra, nâng hông lên tạo thành hình chữ V lộn ngược.
  2. Hai bàn chân và hai bàn tay bám chặt xuống sàn. 
  3. Đẩy ngực về phía chân, giữ hông ở trên cao sao cho từ hông xuống gót chân và từ hông xuống bàn tay là một đường thẳng
Hi vọng rằng bài viết về cách chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh viêm xoang đến từ Medishop đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích trong việc giữ gìn sức khỏe hô hấp của bạn và gia đình. 
Tham vấn bởi Bác Sỹ:
bình luận trên bài viết “Không Muốn Viêm Xoang Nặng Thêm Tránh Ngay Những Thực Phẩm Này

Viết bình luận

Gọi ngay Zalo chat
FB chat